BÌNH CHỨA KHÍ (BÌNH TÍCH ÁP – BÌNH TANK):
Chức năng chính của bình chứa khí (bình tích áp) trong hệ thống khí nén trung tâm là tích trữ lượng khí nén mà máy nén khí nén lên áp suất đặt sẵn.Và cung cấp trở lại cho hệ thống khí nén khi có nhu cầu sử dụng đột xuất,nhằm duy trì áp xuất làm việc trong hệ thống không giảm xuống một cách đột ngột ảnh hưởng quá trình làm việc của thiết bị và máy móc sử dụng khí nén.
Ngoài ra, bình chứa khí (air tank) còn có chức năng như thiết bị ngưng một phần nước,bụi bẩn mà máy nén khí cung cấp cho hệ
thống và làm giảm nhiệt độ(làm mát đầu vào cho các thiết bị khác như:máy sấy khí,lọc khí và các thiết bị khí nén khác…) Bình chứa khí(air tank) được chia thành nhiều loại:bình chứa khí áp suất thấp,bình chứa khí áp suất cao.Bình chứa khí sử dụng vật liệu thép thông thường,bình chứa khí sử dụng thép không gỉ(thường được dùng trong ngành chế biến dược phẩm,y tế,dược phẩm)…
Hiện nay Công ty CP kỹ thuật và xây dựng Việt Thiên chúng tôi hàng năm cung cấp ra thị trường hàng trăm nghìn sản phẩm bình chứa khí(bình tích áp) với hàng nghìn mẫu mã và thiết kế theo yêu cầu của khách hàng.Các sản phẩm về bình chứa khí(air tank) có dung tích từ 0,5m3 đến 50m3 áp suất làm việc từ 10kgf/cm2 đến 50kgf/cm2.Tất cả các sản phẩm(binh khi nen) do chúng tôi cung cấp đều đạt tiêu chuẩn Quốc tế và Việt Nam có chứng nhận xuất xứ rõ ràng,được chứng nhận của cơ quan kiểm định tại Việt Nam.
THIẾT BỊ XỬ LÝ KHÍ NÉN:
Khí nén được tạo ra từ máy nén khí chứa đựng rất nhiều chất bẩn theo từng mức độ khác nhau.Chất bẩn bao gồm bụi,hơi nước trong không khí,những phân tử nhỏ,cặn bã của dầu bôi trơn và truyền động cơ khí.Khí nén mang chất bẩn tải đi trong những ống dẫn khí sẽ gây nên sự ăn mòn,rỉ sét trong ống và trong các phần tử của hệ thống điều khiển.Vì vậy,khí nén được sử dụng trong hệ thống khí nén phải được xử lý.Tùy thuộc vào phạm vi sử dụng mà xác định yêu cầu chất lượng của khí nén tương ứng cho từng trường hợp cụ thể.
Hệ thống xử lý khí nén được chia thành 3 giai đoạn:
- Lọc khí thô: dùng bộ phận lọc bụi thô kết hợp với bình nén).
- Phương pháp sấy khô: dùng thiết bị sấy(may say khi) khô khí nén để loại bỏ hầu hết lượng nước lẫn bên trong.Giai đoạn này xử lý tùy theo yêu cầu sử dụng của hệ thống khí nén.
- Sấy khô khí nén bằng máy sấy khí(tác nhân lạnh):
Nguyên lý của phương pháp sấy khô bằng tác nhân lạnh là:khí nén đi qua bộ phận trao đổi nhiệt khí-khí(máy sấy khí).Quá trình làm lạnh sẽ được thực hiện bằng cách cho dòng khí nén chuyển động đảo chiều trong những ống dẫn.Nhiệt độ đọng sương tại đây nằm trong khoảng 2oC đến 8oC.Như vậy lượng hơi nước trong dòng khí nén vào sẽ được ngưng tụ.
Dầu nước,chất bẩn sau khi được tách ra khỏi dòng khí nén sẽ được tách ra ngoài qua van thoát nước ngưng tụ(bộ tự động xả nước). - Sấy khô khí nén bằng phương pháp hấp thụ: Chất sấy khô hay còn được gọi là chất háo nước sẽ hấp thụ lượng hơi nước ở trong không khí ẩm.Thiết bị gồm hai bình. Bình thứ nhất chứa chất sấy khô và thực hiện quá trình hút ẩm.bình thứ hai tái tạo lại khả năng hấp th của chất sấy khô.Chất sấy khô thường được sử dụng: Silicagen SiOo2,nhiệt độ điểm sương -50oC,tái tạo từ 120oC đến 180oC(may say khi hap thu)
- Sấy khô khí nén bằng máy sấy khí(tác nhân lạnh):
- Lọc khí tinh: loại bỏ tất cả các loại tạp chất,kể cả kích thước rất nhỏ đến 0,003µmm
THIẾT BỊ PHỤ TRỢ KHÁC:
Ngoài những thiết bị cơ bản như: máy nén khí,bình chứa khí,máy sấy khí,lọc khí hệ thống khí nén cần có thêm các thiết bị phụ trợ khác như:
- Các bộ tự động xả nước: bộ tự động xả nước sẽ được lắp đặt tại các vị trí mà hệ thống khí nén dễ có khả năng xẩy ra ngưng tụ(thường được lắp đặt ở các vị trí thấp nhất) trong hệ thống đường ống cung cấp khí nén.Cũng có thể lắp đặt tại vị trí xả đáy của các thiết bị như:after cooler, bình chứa khí(binh tich khi) và một vài vị trí khác tùy theo yêu cầu của người sử dụng.
- Đồng hồ áp suất : thiết bị này thường được lắp đặt tại phòng máy,để người vận hành dễ dàng theo dõi và kiểm tra,ta cũng có thể lắp đặt tại bất cứ vị trí nào,nếu như người sử dụng có nhu cầu theo dõi áp suất của toàn hệ thống khí nén.
- Bộ làm mát sơ bộ khí nén(after cooler): với thiết bị này tùy vào nhu cầu của người sử dụng,bởi vì nó có tác dụng làm mát sơ bộ khí nén của máy nén khí trước khi cung cấp tới các thiết bị xử lý khí nén như:lọc khí thô,máy sấy khí,lọc khí tinh.Nó đặc biệt hiệu quả khi khách hàng hiện đang sử dụng các loại máy sấy khí có nhiệt độ đầu vào thấp để làm tăng hiệu quả tách ẩm của máy sấy khí.
Ngoài ra còn rất nhiều các thiết bị phụ trợ khác nó tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng khí nén mà khách hàng có thể yêu cầu nhà cung cấp tư vấn hoặc cung cấp các thiết bị khác nhau.
B. MÁY NÉN KHÍ VÀ NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG:
Nguyên lý hoạt động của máy nén khí:áp suất được tạo ra từ máy nén,ở đó năng lượng cơ học của động cơ điện hoặc của động cơ đốt trong được chuyển đổi thành năng lượng khí nén và nhiệt năng.
Sơ đồ nguyên lý làm việc của máy nén khí:
Phân loại máy nén khí theo nguyên lý hoạt động:
a.Nguyên lý thay đổi thể tích:
Không khí được dẫn vào buồng chứa,ở đó thể tích của buồng chứa sẽ nhỏ lại.Như vậy theo định luật Boy-Mariotte,áp xuất trong buồng chứa sẽ tăng lên.Các loại máy nén khí hoạt động theo nguyên lý này như:máy nén khí píttong,cánh gạt,bánh răng…
b.Nguyên lý động năng:
Không khí được dẫn vào buồng chứa,ở đó áp suất khí nén được tạo ra bằng động năng bánh dẫn.Nguyên tắc hoạt động này tạo ra lưu lượng và công suất rất lớn,máy nén khí hoạt động theo nguyên lý này như kiểu máy nén khí ly tâm,máy nén khí đối lưu và máy nén khí dòng hỗn hợp…
Máy nén khí phân lọai theo áp suất làm việc cụ thể như sau:
Máy nén khí áp suất thấp : p≤15bar
Máy nén khí áp suất cao : ≥ 15bar
Máy nén khí áp suất rất cao : p ≥300 bar
Thiết kế,cấu trúc cơ bản của máy nén khí trục vít:
Hệ thống tiếp theo Máy sấy khí và nguyên lý làm việc của máy sấy khí